Nước Pháp có nhiều khoản hỗ trợ tài chính cho sinh viên nước ngoài, đặc biệt là nhà ở. Nếu bạn đi làm thêm và có thu nhập, đừng ngại khai mức thu nhập chính xác của mình, bạn không bị đánh thuế, trái lại còn có thể được nhận số tiền trợ cấp nhà ở (CAF) cao hơn! HocTiengPhapOnline.Info chia sẻ bài viết Có Nên Khai Thu Nhập Thực Khi Làm Thêm Tại Pháp
Cap France trường dạy tiếng pháp uy tín và tốt nhất TPHCM với nhiều khóa học nổi tiếng như:
Học tiếng pháp cho người mới bắt đầu https://capfrance.edu.vn/chi-tiet/hoc-tieng-phap-can-ban.html
Học tiếng pháp giao tiếp cơ bản https://capfrance.edu.vn/chi-tiet/hoc-tieng-phap-giao-tiep.html
Học tiếng pháp online miễn phí https://capfrance.edu.vn/chi-tiet-blog/hoc-tieng-phap-online-mien-phi.html
Các khoản chi tiêu cứng sẽ rơi vào 14 triệu đồng/ tháng
Chính phủ Pháp sẽ giải quyết hỗ trợ tài chính thuê nhà ở cho các du học sinh Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung khi sinh viên gửi đơn đến Quỹ Trợ cấp Gia đình (CAF) …
Thông tin trên được các du học sinh/ cựu du học sinh Việt tại Pháp chia sẻ tại “Diễn đàn Du học Pháp” lần thứ 11 do bộ phận phụ trách du học Campus France Vietnam – trực thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp với Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) vừa diễn ra ở Hà Nội.
Theo nữ du học sinh Vân Giang, trợ cấp nhà ở sẽ giúp các du học sinh Việt tiết kiệm từ 30-70% tiền nhà ở khi đến sống và học tập tại Pháp. Nhiều bạn lo ngại rằng, việc khai thu nhập cá nhân (chủ yếu có được từ các công việc làm thêm) sẽ khiến bạn phải gánh thuế và không được nhận mức trợ cấp nhà ở nhiều như người không có thu nhập.
Nhưng sự thật là số tiền bạn kiếm được từ việc làm thêm (khoảng 14 triệu/ tháng) vẫn chưa đạt ngưỡng phải nộp thuế. Hơn nữa, việc thành thật khai mình kiếm được bao nhiêu còn có thể giúp bạn có một hồ sơ minh bạch sau này và có thể nhận được số tiền trợ cấp nhà ở – CAF cao hơn mong đợi.
Nữ du học sinh Vũ Hương Ly cho hay, chi tiêu cứng tại Pháp của một sinh viên sẽ bao gồm tiền thuê nhà (khoảng 200-400 euro nếu chưa tính tiền hỗ trợ thuê nhà), tiền ăn (200 euro – ở mức ăn khỏe nhất – nếu đi siêu thị mua đồ nấu), tiền điện, nước, mạng internet (20-30 euro tùy nhu cầu). Ngoài ra là các khoản tiền phát sinh dành cho đi lại, du lịch, quần áo…
Và do đó, mặt bằng chung chi phí phải trả rơi vào khoảng 500- 1000 euro tùy vùng, nhu cầu cá nhân (chưa trừ trợ cấp). Kinh nghiệm của các du học sinh Việt là sẽ tìm thuê nhà bao trọn các khoản chi phí (điện, nước, mạng) để hàng tháng khỏi phải suy nghĩ nhiều. Hệ thống căng tin tại trường đại học ở Pháp cũng là lựa chọn tốt bởi chi phí một bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng khá rẻ (30 euro).
Cẩn trọng khi ký giấy xác nhận tình trạng nhà ở
Nhà ở là một trong những vấn đề cực kỳ đau đầu, đặc biệt là đối với các tân sinh viên Việt vừa đặt chân đến Pháp. Theo nữ du học sinh Vân Giang, có hai dạng là tìm nhà ở tạm thời và tìm nhà ở lâu dài. Khi mới sang Pháp và chưa tìm được nhà ưng ý để ở lâu dài, phương án chính xác lúc này là tìm nhà ở tạm thời.
Các bạn có thể tìm đến các khách sạn giá rẻ bằng qua mạng hoặc thuê nhà ngắn hạn với chi phí không quá đắt. Bạn cũng có thể ở nhà của anh chị đi trước, bạn bè đã tìm được nhà, mọi người sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Dù là ở tạm thời hay ở lâu dài, bạn cũng nên nghĩ đến vấn đề đi lại, nên thuê nhà ở nơi có phương tiện giao thông công cộng qua lại.
Nam du học sinh Trí Hoàng khẳng định, khi mới sang Pháp, bạn bắt buộc phải tìm người bảo lãnh để thuê nhà. Người bảo lãnh là người có số tiền lương hàng tháng gấp 3 lần số tiền thuê nhà. Khi tìm nhà ở lâu dài, cần lưu ý giá cả, vị trí, diện tích.
Cách tối ưu là qua trung tâm môi giới bởi dù mất một khoản chi phí nhưng nhà cửa sẽ ổn định và đáp ứng nhanh chóng mọi nhu cầu bạn cần tìm, tránh phải chuyển nhà liên tục. Trước đây, số tiền hoa hồng bạn phải trả cho trung tâm môi giới rơi vào 1 tháng tiền nhà nhưng gần đây chính quyền Pháp đã hạn chế số tiền lót tay còn khoảng nửa tháng tiền nhà.
Ở Pháp, kí túc xá sinh viên thuộc mạng lưới của CROUS (Centres Régionals des Œuvres universitaires et scolaires) là hình thức nhà ở tiết kiệm nhất: tiền thuê nhà dao động trong khoảng 120 euro một phòng đơn và 350 euro một căn hộ khép kín. Số lượng nhà ở tương đối hạn chế và thường được ưu tiên cho sinh viên hưởng học bổng của chính phủ Pháp lần lượt từ bậc cao học, thạc sĩ rồi mới đến cử nhân.
Nếu ở nhà dân (homestay), bạn có thể ở dạng ở dùng chung bếp, khu vệ sinh chủ nhà (thuê nhà chung chủ) và dạng giúp chủ làm các công việc gia đình như trông trẻ, dắt cho đi dạo… Với dạng này, chủ nhà sẽ bớt tiền hoặc cắt toàn phí nhà cho bạn.
Thuê nhà tư nhân là dạng phổ biến nhất mà đa phần sinh viên quốc tế sử dụng. Bạn sống bao nhiêu người, ăn ở thế nào không phụ thuộc hay liên quan đến nhà chủ và được pháp luật bảo vệ.
“Đặc biệt khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 thì chủ nhà không có quyền đuổi bạn ra khỏi nhà kể cả khi bạn không đóng tiền nhà. Người duy nhất được làm điều đó là cảnh sát”, Trí Hoàng chia sẻ.
Một điều đặc biệt khi ký hợp đồng nhà ở tại Pháp là sinh viên phải đóng tiền đặt cọc (không quá 2 tháng tiền nhà) và ký giấy chứng nhận tình trạng nhà ở. Bạn Vân Giang lưu ý: Khi quyết định đến ở, chúng ta phải cực kỳ cẩn thận khi ký giấy chứng nhận tình trạng nhà ở (cửa sổ, sàn nhà, trần nhà trong tình trạng ra sao? Số lượng bát, đũa, cốc, thìa…) bởi lẽ có nhiều chủ nhà sẽ “bắt bớ” để không trả lại tiền đặt cọc cho bạn khi bạn chuyển đi. Chắc chắn hơn, bạn có thể chụp ảnh từng góc trong căn nhà và hiện trạng đồ dùng để yên tâm.
Thỏa thuận bằng “giấy trắng mực đen” khi đi làm thêm
Một trong những trăn trở lớn của các bạn sinh viên Việt khi sang Pháp là làm thế nào để trang trải sinh hoạt phí tại “đất nước hình lục lăng”?
Du học sinh tại Pháp cần 500-600 euro/ tháng (hơn 14 triệu đồng), nếu chưa có học bổng nhưng có rồi vẫn muốn kiếm thêm hoặc đơn giản là tìm kiếm giải pháp tài chính độc lập thì làm thêm là lựa chọn hàng đầu.
Ưu điểm là ngoài việc tăng thu nhập thì giúp kỹ năng sử dụng tiếng Pháp đặc biệt là nghe nói, giúp tiếp cận môi trường làm việc chuyên nghiệp và có được các mối quan hệ. Tuy nhiên việc vừa làm vừa học là hành trình gian nan, bạn phải chịu nhiều sức ép như ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học ở trường.
Đặng Hoàng Khánh Linh – Sinh viên Kinh tế ĐH Paris cho biết: “Công việc làm thêm tại Pháp đa dạng từ siêu thị, quán hàng ăn nhanh, trông trẻ, phục vụ bàn, bán hàng, giúp đỡ ngay trong thư viện tại trường đang theo học.
Công việc nào cũng có ưu, nhược điểm khác nhau. Ví dụ đi làm siêu thị thì thời gian học việc nhanh, phải đứng lâu, di chuyển nhiều, mang vác nặng… Còn việc bán hàng thì đòi hỏi tiếng Pháp khá, khả năng giao tiếp tốt, xử lý tình huống linh hoạt”.
Tân du học sinh có thể tìm việc làm thêm từ mối quan hệ bản thân như bạn bè, anh chị đi trước, bảng tuyển dụng ở sảnh thông tin của trường học… Trước khi trực tiếp gặp nhà tuyển dụng thì lưu ý luật lao động tại Pháp.
“Sinh viên có visa dài hạn và có thẻ cư trú tại Pháp dưới 1 năm thì tổng thời gian làm thêm không quá 946 giờ/ năm, tức là 1 tuần bạn sẽ có 18-20 tiếng làm thêm. Với thời gian như vậy bạn có thể mang về thu nhập từ 581 euro/1 tháng (khoảng 14,3 triệu đồng), có trường hợp kiếm được từ 700-1000 euro/ tháng”, Khánh Linh chia sẻ.
Nữ du học sinh này lưu ý, mọi thỏa thuận đều phải ghi bằng giấy trắng mực đen, hạn chế thỏa thuận bằng miệng. Bởi, trong trường hợp mâu thuẫn hoặc người thuê bạn không tuân thủ các điều khoản thì bạn là người thiệt thòi và không được bảo vệ.